My My

Kinh nghiệm "Vàng" trong kinh doanh quán trà sữa

Kinh nghiệm "Vàng" trong kinh doanh quán trà sữa

Chưa bao giờ thị trường trà sữa lại đang phát triển với một tốc độ “chóng mặt” như hiện nay. Ước tính một tháng, có khoảng 20 cửa hàng mới khai trương. Độ tuổi khách hàng uống trà sữa không chỉ dừng lại trong khoảng từ 12-18 mà mở rộng từ 12-30. Nhu cầu tăng đòi hỏi nguồn cung phải tăng theo. Với tốc độ phát triển như vậy, kinh doanh trà sữa thực sự là một cơ hội vàng cho những ai muốn khởi nghiệp. 

Muốn kinh doanh trà sữa thành công không thể bỏ qua những điều này

Việc 1: Cần xác định rõ đối tượng khách hàng tiền năng là những ai

Có rất nhiều người nghĩ việc này thật đơn giản, trà sữa thì ai chẳng uống được, vì vậy đối tượng là tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Tôi đồng tình với suy nghĩ đó của các bạn, nhưng nếu với lối tư duy đó, bạn sẽ không thể tìm được ai là khách hàng tiền năng và ai là khách vãng lai để tập trung chăm sóc họ. Bởi vậy, để mở quán trà sữa thành công, việc nắm rõ đối tượng tiềm năng mà bạn sẽ hướng đến là những ai sẽ quyết định hướng đi của cửa hàng bạn làm sau này.

Nếu khách hàng tiềm năng bạn muốn hướng đến là:

– Học sinh và sinh viên: Theo thống kê chúng tôi thu nhận được, đối tượng này đang chiến đến 70% và họ tập trung mua theo nhóm. Với mức giá không quá cao, các bạn học sinh – sinh viên thường rủ nhau đi uống một cốc trà sữa cho tỉnh táo trong cái mùa hè oi nóng là chuyện như cơm bữa. Bởi vậy bạn có thể đi sâu vào những đối tượng này.

– Các cặp đôi hoặc nhân viên công sở hoặc các hộ gia đình: Đối tượng này cũng không phải ít nếu mặt bằng kinh doanh của bạn ở gần các khu chung cư hay khu nhà tập thể, các khu vui chơi giải trí… Với các cặp đôi thì họ sẽ thường đưa nhau đi uống trà sữa những nơi lãng mạn, mát mẻ. Còn nhân viên công sở họ thường làm việc ở các tòa nhà và thường rủ nhau đặt mua trà sữa số lượng lớn. 

“Những con số tôi nêu ở trên chỉ mang tính chất ước lượng và có thay đổi theo thời gian. Nhưng chúng sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng hơn cho các bước tiếp theo và bạn sẽ biết được mở quán trà sữa cần những gì”

Việc 2. Xác định nguồn vốn đầu tư kinh doanh

Tài chính được coi là một yếu tố quan trọng nhất để chuẩn bị mở quán trà sữa. Nếu không có vốn thì gần như mọi ý tưởng của bạn đều trở nên khó khăn rất nhiều. Lúc đó bạn sẽ phải huy động vốn đầu tư từ nhiều phía để giúp bạn thực hiện ý tưởng kinh doanh trà sữa. Theo tôi, bạn nên xác định rõ trong tay sẽ có bao nhiêu tiền để kinh doanh, từ đó bạn phân chia chi phí vào các khoản như:

- Chi phí thuê mặt bằng nếu chưa có (Bạn cần xác định chi phí thuê theo kì hạn 6 tháng là tối thiểu)
- Chi phí thuê người tư vấn và thiết kế quán
- Chi phí sửa chữa quán nếu cần thiết
- Chi phí nguyên liệu, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho quán
- Các chi phí duy trì hoạt động của cửa hàng: tiền điện nước, tiền lương nhân viên, tiền thuế…
- Các khoản phí phát sinh khác: chi phí cho việc đăng ký kinh doanh, các chiến dịch marketing – truyền thông..

Lưu ý: các bạn cần chuẩn bị dư một số tiền dự phòng để có thể bù lỗ và duy trì hoạt động của quán trong khoảng thời gian đầu khai trương. Bởi giai đoạn này là giai đoạn then chốt giúp khách hàng nhớ đến cửa hàng của bạn và trải nghiệm sản phẩm của quán có thu hút họ trở lại lần sau hay không. Thời gian này, bạn cần phải chi tiêu nhiều cho các chương trình khuyến mãi và chiến dịch quảng cáo nhằm giúp quán đi vào hoạt động ổn định. Vì vậy, hãy sẵn sàng về mặt tài chính trước khi mở quán kinh doanh trà sữa.

Việc 3: Tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh và lên menu các sản phẩm cho quán

Nhiều cửa hàng đã thực hiện bước này cuối cùng, sau khi cửa hàng đã hoàn thiện và chuẩn bị khai trương. Thế nhưng, tôi khuyên bạn nên làm việc này ngay từ khi có ý tưởng kinh doanh trà sữa. Bởi các lý do sau:

- Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ nhiều mô hình kinh doanh khác nhau, chúng sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất về những kiến thức cần thiết để áp dụng cho cửa hàng.
- Bạn sẽ thu thập được những sản phẩm cần thiết và nổi bật để lên danh sách menu sản phẩm cho quán. Đồng thời bạn sẽ có được những mối liên hệ về thiết kế, thi công, nguyên liệu giá tốt nhất.
- Bạn sẽ hiểu hơn về khách hàng và đây chính là nguồn cảm hứng để bạn làm menu đồ uống thu hút khách hàng, thiết kế phong cách riêng đặc trưng cho quán.

Lưu ý: Tham khảo và học hỏi menu của các cửa hàng khác cũng là một cách để bạn biết được menu của quán trà sữa cần những gì. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm về pha chế, thì bạn nên nhờ người người có chuyên môn để họ tư vấn cho bạn những menu sản phẩm có hương vị độc đáo nhất. Hoặc bạn có thể tham gia các khóa học pha chế để có thêm kiến thức áp dụng cho quán của mình và học hỏi kinh nghiệm kinh doanh trà sữa để khâu chuẩn bị mở quán được thuận lợi. Đồng thời, bạn sẽ biết được mở quán trà sữa cần những gì, từ đó bạn sẽ biết mình cần phải làm gì tiếp theo.Ý tưởng thiết kế menu độc đáo cho quán trà sữa

Việc 4: Lựa chọn địa điểm mở quán phù hợp

Nếu bạn có một địa điểm đẹp để mở quán thì việc thu hút khách hàng sẽ dễ dàng hơn nhiều. Có 2 loại hình thức địa điểm để mở quán bán trà sữa:

- Sử dụng mặt bằng có sẵn để kinh doanh
- Thuê mặt bằng bên ngoài

Để chọn được địa điểm đẹp và phù hợp, sau khi xác định được khác hàng mục tiêu, hãy lên các tiêu chí phù hợp với đối tượng mà bạn đã xác định trước đó.

” Vậy chọn địa điểm mở quán như thế nào gọi là đẹp? “

- Gần các trường học, khu ký túc xá, khu trọ…
- Gần khu vực chung cư, khu tập thể đông dân cư…
- Gần các khu vui chơi giải trí, công viên, các con phố đi bộ, những cung đường đông đúc người qua lại

Tuy nhiên, nếu bạn không thể tìm được một địa điểm như mong muốn, thì lúc này bạn hãy nghĩ đến những khi vực có ít người cạnh tranh và có khả năng phát triển ở tương lai cũng là một giải pháp hợp lý. Thế nhưng bạn cần lưu ý rằng, khu vực đó phải là nơi có khách hàng tiềm năng mà bạn hướng tới.

Việc 5: Lên ý tưởng phát triển thương hiệu cho quán:

Sau khi bạn đã trải qua 4 việc cần làm ở trên, thì bạn đã hoàn thành được những công việc quan trọng đầu tiên trong quy trình mở quán trà sữa. Tiếp đến, hãy lên ý tưởng phát triển thương hiệu cho quán của bạn. Ở đây tôi gợi ý cho bạn 2 hướng phát triển có thể tham khảo:

Hướng 1: Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa nổi tiếng

Ngày nay, trên thị trường việt nam đã có rất nhiều thương hiệu trà sữa nổi tiếng trên thế giới cho phép bạn kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa của họ như : Dingtea, KOI, Gongcha, Chago…

Ưu điểm vượt trội của loại hình thức kinh doanh nhượng quyền này là bạn không phải tốn công xây dựng thương hiệu mà sẽ được sử dụng thương hiệu đã nổi tiếng sẵn trên thế giới, và bạn dễ dàng hoạt động kinh doanh hơn. Tại mô hình kinh doanh này, bạn sẽ được hỗ trợ về quy trình phát triển cửa hàng, cách pha chế trà sữa, những kinh nghiệm quản lý cửa hàng, nguyên liệu chuẩn của hãng… bởi vậy những vấn đề như chất lượng sản phẩn hay kinh nghiệm kinh doanh không còn là nỗi lo lắng.

Tuy nhiên, hình thức nhượng quyền kinh doanh trà sữa này yêu cầu vốn đầu tư khá cao. Tùy thuộc vào từng cơ chế hợp tác của mỗi thương hiệu một khác, thông thường để được nhượng quyền kinh doanh trà sữa của các thương hiệu lớn như DingTea hay Gongcha bạn sẽ cần có vốn đầu tư vào khoảng vài trăm triệu đồng.

Hơn nữa, còn tùy thuộc vào khu vực bạn kinh doanh để xác định độ HOT của thương hiệu đó. Hầu như những thương hiệu nổi tiếng được biết đến nhiều hơn ở các thành phố.Trà sữa DingTea là một thương hiệu đang khá HOT tại hà nội và Hồ Chí Minh

Hướng 2: Tư xây dựng và phát triển thương hiệu của riêng mình:

Đối với hình thức này, bạn có toàn quyền quyết định đến sự nổi tiếng của thương hiệu hay không. Nó giúp bạn chủ động hơn trong kinh doanh và tiết kiệm số vốn đầu tư của mình để chi trả cho việc duy trì, phát triển cửa hàng.

Có thể bạn chỉ phải bỏ ra khoảng 5 triệu đồng để thuê một đơn vị thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho quán và bỏ ra khoảng 3 triệu đồng để tham gia một khóa học về cách pha chế trà sữa chất lượng – thơm ngon, còn lại là các khoản phí cho thi công và thiết kế quán trà sữa.

Tóm lại, việc bạn chọn hướng tự xây dựng thương hiệu của riêng mình hoặc kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu đều phụ thuộc đặc điểm khác hàng tiềm năng bạn hướng tới(mục đích chính vẫn là phục vụ khác hàng).

Việc 6: Thiết kế phong cách quán và thi công xây dựng quán:

Bạn có thể liên hệ đến các đơn vị chuyên thiết kế thi công cho quán trà sữa để nhờ họ tư vấn chi tiết hoặc các bạn lên mạng tìm hiểu những mẫu thiết kế của các cửa hàng đông khách để học hỏi.

Sau khi đã lựa chọn được cho mình những ý tưởng thiết kế ưng ý, hãy bắt tay vào thực hiện ý tưởng đó, trước tiên là hiện thực hóa ý tưởng lên bản vẽ. Hoặc bạn truyền đạt lại ý tưởng với đơn vị thiết kế của bạn, họ sẽ lên bản vẽ 3D chi tiết cho bạn. Mức giá thông thường họ sẽ tính theo m2, trên thị trường hiện đang dao động khoảng 200.000đ/m2 cho một cửa hàng.

Sau khi bạn có được bản thiết kế quán trà sữa, bạn tiến hành thi công xây dựng theo bản vẽ đã đưa ra. Nếu có thời gian, bạn hãy là người trực tiếp giám sát quá trình thi công để đảm bảo được tiến độ cũng như hạn chế những thất thoát có thể xảy ra.

Lưu ý: Nếu quán bạn hướng tới những đối tượng gồm sinh viên, học sinh thì nên thiết kế quán theo phong cách TEEN, trẻ trung, sáng tạo, nhiều sắc màu. Còn hướng đến đối tượng là các cặp đôi và gia đình thì không gian lãng mạn và ấm cúng sẽ phù hợp hơn rất nhiều.

NHÌN CHUNG, PHONG CÁCH QUÁN TRÀ SỮA HẦU HẾT ĐỀU THIẾT KẾ THEO PHONG CÁCH SÁNG TẠO, NHIỀU MÀU SẮC.

Việc 7: Nhập nguyên liệu, máy móc, dụng cụ pha chế trà sữa:

Chắc hẳn các bạn cũng biết, mở quán trà sữa thì không thể không có máy móc, dụng cụ pha chế. Nhưng không phải ai cũng biết mở quán trà sữa cần những nguyên liệu gì, máy móc loại nào và đầu tư hết bao nhiêu… Cùng chúng tôi phân tích nhé:

Về các loại máy móc, dụng cụ pha chế trà sữa:Máy móc thiết bị và nguyên liệu để làm trà sữa

Máy dập nắp hộp trà sữa: Bạn có thể chọn 1 trong 2 loại máy: loại dập nắp tự động và loại máy dập nắp thủ công. Hơn nữa nó còn giúp bạn gia tăng tốc độ phục vụ, nắp đậy được dập chắc chắn hơn và còn hỗ trợ bạn kiếm soát được số lượng hộp trà sữa được bán ra.

Bình ủ trà sữa: Đây là vật dụng cần thiết giúp bạn bảo quản trà sữa tốt nhất. Bạn nên đầu tư 2-3 bình ủ để có thể sử dụng lúc đông khách giờ cao điểm.

Nồi nấu trà sữa: Có lẽ không cần nói gì thì bạn cũng hiểu tầm quan trọng của dụng cụ nồi nấu trà sữa này. Đây là một trong những vật dụng không thể không có cho mọi quán trà sữa.

Máy xay đá: Nếu trong menu của bạn có món cần đến đá xay thì bạn đầu tư thêm máy xay đá cho quán. Ngoài chức năng xay đá, các bạn có thể sử dụng nó để trộn trà sữa cho chúng đều hơn. Hoặc sử dụng để chế biến ra những đồ uống mới lạ.

Máy đo định lượng đường: Để giúp cho cốc trà sữa bạn pha được chuẩn vị 100% thì hãy sử dụng máy đo định lượng đường để đo đúng lượng đường theo công thức chuẩn cho một cốc trà sữa. Hoặc bạn có thể sử dụng các vật dụng đơn giản như chén, nguỗng để đong định lượng đường cho chuẩn.


VẬY LÀ TÔI ĐÃ LIỆT KÊ RA TOÀN BỘ CÁC LOẠI MÁY MÓC, THIẾT BỊ, NGUYÊN LIỆU CẦN THIẾT ĐỂ CHUẨN BỊ CHO QUÁ TRÌNH MỞ QUÁN TRÀ SỮA.

Việc 8: Hoàn thiện các hồ sơ thủ tục pháp lý có liên quanNhững thủ tục pháp lý cần có để mở quán kinh doanh trà sữa

Để đảm bảo sự hoạt động xuyên suốt của cửa hàng, các bạn nên chủ động tiến hành hoàn thiện những thủ tục pháp lý cần thiết như xin giấy phép kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu trà sữa độc quyền của riêng bạn… Không nên coi thường bước này nếu bạn xác định phát triển thương hiệu lâu dài. Mọi thủ tục pháp lý được đăng ký với các cơ quan chức năng thì đều được pháp luật bảo vệ, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm mà không phải lo nghĩ những tranh chấp về bản quyền hay bất kể vấn đề gì khác.

Hầu như mọi thương hiệu trà sữa nổi tiếng được đến nay đều là nhờ sự nhận thức rõ ràng về mặt pháp lý, không ai có thể ăn cắp hay vi phạm bản quyền với thượng của họ. Để minh chứng cho điều này, các bạn có thể tìm hiểu những chiếc logo của các thương hiệu nổi tiếng như DingTea, Chago… đều đã được đăng ký bản quyền logo. Bất kể ai muốn sử dụng chúng đều cần được cấp phép, nếu bạn sử dụng một cách trái phép thì luật pháp sẽ vào cuộc và rắc rối lớn sẽ xảy ra.

Tóm lại tôi khuyên các bạn nếu đã xác định làm lớn thì hãy chuẩn bị kiến thức để tiến hành làm các thủ tục pháp lý liên quan. Còn nếu làm ăn nhỏ lẻ thì bạn chỉ cần giấy phép đăng ký kinh doanh là đủ.

Việc 9: Setup nhân sự phục vụ cho quán

Nếu bạn đã có sẵn kiến thức về cách pha chế trà sữa thì việc setup nhân sự khá dễ dàng. Tùy thuộc vào từng vị trí để bạn lựa chọn người phù hợp, tránh lãng phí nhân lực.

Ví dụ: ban ngày bạn có thể chỉ cần thuê sinh viên làm bán thời gian, những khung giờ cao điểm đông khách thì huy động nhân lực đông hơn. Đối với một quán trà sữa quy mô nhỏ thì bạn có thể trở thành người pha chế chính và dạy lại cho các nhân viên phá chế mới (chi phí thuê nhân viên pha chế mới chưa có kinh nghiệm sẽ thấp hơn so với những người có kinh nghiệm)… Việc làm này do chính bạn phân bổ thời gian sao cho hợp lý. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong công việc điều hành và giám sát nhân sự.Nhân viên bán trà sữa xinh đẹp

>>Mọi chủ quán nên đọc: những bí quyết giúp khách hàng nhớ và quay lại quán của bạn

Việc 10: Đảm bảo sự hoạt động ổn định của quán

Sau khi trải qua 10 việc cần làm tôi đã nói ở trên, ở bước này các bạn có nhiệm vụ lắp ghép lại 10 công việc đã chuẩn bị ở trên thành một chuỗi công việc hoàn chỉnh.

Chúng ta cùng nhau bắt đầu ngay từ công việc đào tạo nhân viên: phục vụ, pha chế, thu ngân và phong cách tiếp đón – chào mời – phục vụ khách hàng. Nhân viên luôn là lòng cốt chính giúp các cửa hàng kinh doanh hoạt động thành công.

Nếu chưa tự tin để khai trường, bạn hãy nghiên cứu thật kỹ cách thức hoạt động của những cửa hàng đã hoạt động thành công, rút ra những kinh nghiệm cho bản thân và setup cho quán chạy thử trước, đón mời bạn bè – người thân – khách hàng đến sử dụng nhưng chưa khai trương nhé. Từ đó hãy làm một bảng khảo sát ý kiến của những người đã đến, xem họ đánh giá sao về phong cách phục vụ, chất lượng sản phẩm, quy trình vận hành. Sau đợt chạy thử này, tôi cá với bạn rằng, bạn sẽ nhận ra được nhiều điều cần bổ sung để hoàn thiện hơn cho đợt khai trương đông khách sắp tới.

Việc 11: Lên kế hoạch, chiến lược marketing phù hợp cho quán:5 bước tạo dựng kinh doanh nhỏ, thành công lớn

Những chuỗi ngày khai trương là một giai đoạn CỰC KỲ QUAN TRỌNG, nó quyết định đến việc quán của bạn có đông khách hay không. Các cụ từ xưa đến nay vẫn nói “đầu xuôi thì đuôi mới lọt”, nếu giai đoạn này bạn có một chiến lược marketing tốt và thu hút được một lượng khách hàng lớn vào trong giai đoạn này, với điều kiện đồ thái độ phục vụ phải chuẩn (luôn luôn tươi cười – nhiệt tình tư vấn – chào mời lễ phép…), đồ uống phải thơm ngon đặc biệt… dù cho là một yếu tố nhỏ làm khách hàng hài lòng, thì họ sẽ quay lại quán của bạn nhiều lần khác, như vậy bạn đã có được một lượng khách tiềm năng trở lại về sau.

Lưu ý: Nếu có thể, hãy xin khách hàng 1 ít phút để làm khảo sát chất lượng của quán, xin thông tin của họ để chăm sóc về sau. Rút ra những kinh nghiệm từ những góp ý mà khách hàng để lại. Đảm bảo quán của bạn sẽ ngày một đông khách vì sự thấu hiểu của quán đối với khách hàng.

Cho nên, việc lên chiến lược – kế hoạch marketing là việc làm vô cùng quan trọng. Tại bước này, tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 phần của quy trình

Phần 1: Tổ chức các chương trình đặc biệt

Với mục đích thu hút khách hàng biết đến một quán mới mở, thì việc tổ chức các chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi nhằm tri ân khách hàng đã đến quán là hết sức cần thiết. Tôi xin gợi ý cho bạn một số ý tưởng khuyễn mại – ưu đãi như sau:

- Mua 2 tặng 1hoặc mua 1 tặng 1
- Khuyến mại Giảm giá % lần mua đầu và Tặng thẻ giảm giá cho khách hàng trở lại mua lần sau
- Phiếu giảm giá nếu mua từ 10 cốc trở lên hoặc giảm giá khi giới thiệu bạn bè tới quán
- Tặng kèm hoặc miễn phí đồ uống/đồ ăn
- Mời những người nổi tiếng tham gia buổi khai trương quán
- Những Ưu đãi lớn cho những khách hàng đầu tiên tới quán.

Ngoài những ý tưởng ưu đãi ở trên, còn rất nhiều những chiến dịch khác, bạn hãy cân đối lợi nhuận và chi phí để chọn cho quán một hình thức khuyến mại hợp lý nhất.

Phần 2: Quảng bá, truyền thông, tiếp thị cho các chương trình đã làm ở trên

Khi bạn đã lên kế hoạch cho một chương trình cụ thể, việc tiếp đến cần làm đó là sử dụng kinh nghiệm và chiến lược marketing đã vẽ ra trước đó để tiếp cận càng nhiều khách hàng biết đến chương trình càng tốt. Ở đây tôi sẽ đưa ra một số kênh truyền thông để quảng bá thương hiệu và tiếp thị cho quán một cách nhanh nhất đến với người tiêu dùng:

Tóm lại: Có khá nhiều hình thức để quảng bá thương hiệu của quán khi mới mở. Bạn cần cân nhắc 2 tiêu chí dưới đây để lựa chọn những hình thức phù hợp:

Ngân sách chi cho quảng cáo – tiếp thị mà bạn có thể bỏ ra.

Những đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến sẽ phù hợp loại quảng bá nào.


Hi vọng sau những chia sẻ của chúng tôi, bạn sẽ rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa, Tạo nên thương hiệu nổi tiếng của riêng mình